Dailypress - Chuyển đổi học tập cho một tương lai kỹ thuật số, trú trọng chuẩn bị cho sinh viên các kỹ năng phù hợp môi trường làm việc trong tương lai, là mục đích hàng đầu trong hội nghị thượng đỉnh Bett Asia năm 2016. Hội nghị đã tập trung những lãnh đạo chính sách hàng đầu, các nhà giáo dục, cán bộ nghiên cứu từ khắp châu Á Thái Bình Dương (CA-TBD) tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tại hội nghị, Microsoft công bố kết quả khảo sát giáo dục mới trên gần 1.000 trường học từ khắp CA-TBD, mà tại đó, các nhà giáo đã bày tỏ những thách thức và cơ hội trong việc tối ưu hóa công nghệ cho lớp học cũng như các kỹ năng cần thiết để thành công.
Những người tham gia khảo sát, chính là những người đã thúc đẩy việc chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành giáo dục chia sẻ rằng, những thách thức trong tối ưu hóa công nghệ tại lớp học không thể vượt qua nếu không có sự hỗ trợ của các lãnh đạo trường và những nhà hoạch định chính sách. Kết quả chỉ ra rằng, các giáo viên muốn được tham dự khi làm việc về chiến lược và chính sách bởi họ chính là những người triển khai tại các lớp học.
Xử lý vấn đề, cộng tác và có tri thức kỹ thuật số là những kỹ năng hàng đầu của sinh viên để thích ứng với môi trường làm việc tương lai theo khảo sát của Microsoft
Khảo sát chỉ ra rằng, yếu tố lớn nhất để chuyển đổi thành công trải nghiệm dạy và học là những kỹ năng giáo dục – đặc biệt là kỹ năng được đào tạo để tối ưu hóa công nghệ trong lớp học. Trong thực tế cứ 3 người thì 1 người tham dự khảo sát nghĩ rằng họ không thể trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường làm việc tương lai với giáo trình và cách giảng dạy hiện tại.
Ông Anthony Salcito, Phó Chủ tịch, khối Giáo dục toàn cầu, Microsoft chia sẻ: “Nhiều trường học vẫn đang tập trung tập huấn giáo viên sẵn sàng để sử dụng công nghệ nhưng không đặt tầm nhìn lâu dài về kết quả đầu ra của học sinh. Tạo ra một nền tảng vững vàng cùng đích đến trong tương lai có thể thực sự cải thiện khả năng tiếp thu của học sinh, gia tăng tỉ lệ tốt nghiệp và thành công trong tương lai mới chính là điểm bắt đầu mấu chốt. Công nghệ theo cách tự nhiên sẽ trở thành dịch vụ để đưa tầm nhìn thành thực tế”.
Chuẩn bị cho các học sinh trở thành lao động trong thời đại dẫn dắt bởi công nghệ là chủ điểm chính của chương trình hội thảo. Kỹ năng quan trọng nhất được các giáo viên sắp hạng cho học sinh là kỹ năng giải quyết vấn đề (71%), kỹ năng giao tiếp (68%), kỹ năng cộng tác (61%), kiến thức truyền thông số (57%), phân tích số liệu và hình ảnh hóa (56%). 91% người tham dự khảo sát tin tưởng rằng những học sinh không được trang bị những yêu cầu và các kỹ năng thay đổi về lao động sẽ không thể phù hợp với không gian làm việc trong tương lai.
Ông Don Carlson, Giám đốc khối Giáo dục, Microsoft châu Á – Thái Bình Dương phát biểu: “Sự chuyển đổi từ giáo dục tới việc làm bắt đầu là rào cản cho giới trẻ, đặc biệt là tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là điều quan trọng với chúng ta khi cần trang bị cho giáo viên những công cụ đúng, giúp truy cập để giảng dạy và bắc cầu tới những thách thức công nghệ, nơi họ cần dẫn dắt chuyển đổi và học tập hiệu quả để có một kết quả tạo ảnh hưởng. Công nghệ không thể thay thế một giáo viên tốt nhưng sẽ giúp họ trở thành giáo viên tốt hơn nữa. Chúng tôi tiếp tục được truyền cảm hứng để làm việc với các nhà giáo dục, với học sinh và các lãnh đạo trường, trên hành trình định nghĩa lại việc học tập trong và ngoài lớp”.
Để tăng cường việc học tập và phát triển cho giới trẻ trong khu vực, các mối quan hệ đối tác nắm vai trò chủ chốt với sứ mệnh và sự thành công của Microsoft. Một mạng lưới đối tác mạnh mẽ đã giúp công tác của Microsoft được mở rộng xa hơn sản phẩm, dịch vụ của chính mình và khuếch đại lên nhiều lần. Tại hội nghị Bett Asia 2016, một số các đối tác chủ chốt mà cụ thể là Sensavis, 3P Learning, Learning Possibilities and TechOne Global, Certiport, and Prestariang Berhad, đồng hành trong triển lãm cùng Microsoft để chia sẻ những công cụ và phương pháp mới nhất nhằm chuyển đổi việc giảng dạy và học tập.
Thục Vy
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
dailypress.com@gmail.com